10 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả, an toàn
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà để nhanh chóng hồi phục. Trong bài viết dưới đây, Hetyma sẽ chia sẻ một số mẹo đơn giản giúp bạn điều trị và làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này ngay tại nhà.
Chườm nóng
Nhiệt độ từ phương pháp chườm nóng sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả hơn. Nhờ vậy, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau dạ dày giảm bớt nhanh chóng. Có hai cách chườm nóng mà bệnh nhân có thể thực hiện:
- Chườm muối: Rang nóng một lượng muối hột vừa đủ, sau đó bọc kín vào khăn. Tiếp theo, chườm túi muối này lên vùng bụng bị đau và tiếp tục cho đến khi cơn đau giảm thì dừng lại.
- Dùng nước ấm: Ngâm khăn vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên vị trí đau ở bụng.
Mặc dù phương pháp chườm nóng có vẻ đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả bất ngờ. Nhiều người đã áp dụng và nhận thấy cơn đau giảm đi rõ rệt mà không cần dùng thuốc giảm đau.
Massage bụng
Cách thực hiện: bệnh nhân đặt tay xoa quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ. Việc massage này sẽ giúp giảm đau và kích thích dạ dày hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp massage với các loại tinh dầu thơm như quế, khuynh diệp, đinh hương,… Những loại tinh dầu này không chỉ có mùi hương dễ chịu mà còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả và mang lại cảm giác thư giãn cho người sử dụng. Sau khoảng 5 phút massage, bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau giảm đáng kể và dần biến mất.
Dùng nghệ và mật ong
Trong bột nghệ có chứa nhiều curcumin, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và làm giảm lượng axit trong dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ cũng hỗ trợ tăng cường tiết chất nhầy, từ đó cải thiện quá trình tiêu hóa.
Kết hợp với nghệ là mật ong, có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm sưng, kháng khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch và cung cấp nhiều vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể (bao gồm Vitamin B2, B3, B5, B6, B9, Vitamin C và các khoáng chất như kali, canxi, photpho, natri, sắt, kẽm,…)
Cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng nghệ và mật ong:
- Pha 10g tinh bột nghệ với vài thìa mật ong vào 100ml nước ấm, khuấy đều rồi uống. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày trước bữa ăn;
- Trộn tinh bột nghệ với mật ong để tạo thành hỗn hợp đặc. Sau đó, vo thành những viên nhỏ để sử dụng dần. Nên dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 viên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 2 sản phẩm Cốm dạ dày Stomac và Gói dạ dày Stomac được bào chế từ các thành phần tốt cho dạ dày như: gừng, curcumin, mật ong, cam thảo,…
Sử dụng gừng
Gừng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày. Dưới đây là cách thực hiện:
- Công thức 1: Thêm một vài lát gừng tươi vào một tách trà nóng và sử dụng vào buổi sáng và tối. Nên uống liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để cải thiện tình trạng bệnh;
- Công thức 2: Gọt vỏ gừng, giã nát rồi ép lấy nước cốt. Tiếp theo, cho nước cốt gừng vào cốc nước ấm. Bạn có thể thêm một vài thìa mật ong hoa cà phê và một ít chanh rồi khuấy đều trước khi uống. Nên dùng vào buổi sáng.
Dừa kết hợp với nghệ
Ít người biết rằng nước dừa chứa nhiều enzyme có khả năng kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột. Bên cạnh đó, dừa cũng cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng và các khoáng chất như canxi, kali, chloride, rất có lợi cho dạ dày và hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng dừa và nghệ:
- Đun sôi nước dừa ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó, đổ ra bát và ngâm cùng với phần cùi dừa. Chia nước thành hai phần, uống trước khi ăn 30 phút;
- Rửa sạch nghệ và giã nát, sau đó chắt lấy nước cốt để uống vào khoảng 4 giờ sáng. Tiếp theo, kê gối ngang thắt lưng rồi tiếp tục ngủ.
Lá tía tô
Lá tía tô chứa nhiều glucosid và tanin, hai hợp chất này có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét và giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày.
Bệnh nhân có thể sử dụng lá tía tô ở dạng tươi hoặc khô. Trước tiên, cần rửa sạch lá, sau đó đun sôi với nước và uống khi đã nguội.
Dùng tỏi
Tính năng chống oxy hóa và kháng khuẩn của lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa viêm và tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn H.pylori gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Để giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh có thể bổ sung 2 – 3 tép tỏi vào chế độ ăn hàng ngày và uống nhiều nước khi cảm thấy dạ dày trống rỗng.
Dùng rễ cam thảo
Rễ cây cam thảo chứa thành phần chính là Glycyrrhizin, khi được chuyển hóa thành axit glycyrrhetinic, có tác dụng chống lại vi khuẩn H.pylori gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, rễ cam thảo còn giúp kích thích sản xuất chất nhầy trong dạ dày và ngăn ngừa sự hình thành các vết loét.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng cam thảo rất đơn giản, người bệnh chỉ cần hòa bột cam thảo vào nước, sau đó thêm mật ong và uống hàng ngày. Tuy nhiên, những người bị huyết áp cao nên tránh sử dụng cam thảo vì glycyrrhizin có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
Sữa dừa hoặc nước dừa
Nước dừa cùng với các sản phẩm từ dừa nổi bật với khả năng kháng khuẩn và chống loét, có thể được áp dụng để điều trị tình trạng viêm dạ dày.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất ethanol từ dừa có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày ở những người thường xuyên dùng aspirin. Dầu dừa tự nhiên cũng mang lại tính chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do quá trình oxy hóa.
Để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh có thể bổ sung nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa vào chế độ ăn hàng ngày, cũng như sử dụng thịt dừa và dầu dừa. Uống một thìa dầu dừa vào buổi sáng và buổi tối trong vòng một tuần cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Ngoài việc áp dụng các mẹo trên để điều trị viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý:
- Tránh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn;
- Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày như đồ chiên xào, món cay nóng, nước ngọt có ga, cà phê, đồ uống có cồn, chanh, cà chua,…;
- Ngừng hút thuốc lá;
- Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giúp giảm axit trong dạ dày như sữa chua, ngũ cốc, bánh mì, khoai lang, bắp cải, táo,…;
- Thực hiện các hoạt động thể chất hợp lý, tập yoga, hít thở sâu, thiền để nâng cao sức đề kháng và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà được Hetyma tổng hợp và chia sẻ chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và khó có thể chữa dứt điểm viêm loét dạ dày. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ ăn uống khoa học để có một dạ dày khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.