Ăn Gì, Uống Gì Để Tăng Sức Đề Kháng Trong Mùa Dịch Covid-19 

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn phức tạp, nhưng lại chưa có thuốc trị. Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh hiệu quả là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tăng cường sức đề kháng. Tăng sức đề kháng là giải pháp phòng bệnh tốt nhất cho cơ thể. Vậy ăn gì, uống gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể? Hãy cùng Hetyma theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

Uống mật ong tăng sức đề kháng 

Mật ong có chứa chất oxy hóa sẽ giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng chống Covid. Bạn có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác để thức uống của mình thêm ngon hơn. Tắc chưng mật ong, chanh sả mật ong, siro tắc kết hợp với gừng và húng chanh,… là các thức uống ngăn ngừa vi khuẩn cảm cúm xâm nhập vào cơ thể. Dưới đây là 3 công thức nước uống kết hợp cùng mật ong

1. Nước chanh kết hợp sả, mật ong 

Nguyên liệu

– 2,5 lít nước 

– 3 trái chanh

– 2-4 cây sả 

– Mật ong Hetyma 

Thực hiện 

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu chanh, gừng, sả. Sau đó ngâm các nguyên liệu trong nước muối loãng để loại bỏ sạch thuốc trừ sâu 

Bươcs 2: Sơ chế: Cắt chanh, gừng thành những lát mỏng, đập dập sả

Bước 3: Cho nước lọc vào nồi đun sôi, sau đó cho mật ong vào khuấy đều (tùy vào khẩu vị của bạn mà cho lượng mật ong phù hợp vào). Sau khi mật ong hòa quyện vào nước, bạn cho gừng vào nấu thêu 2 phút. Tiết đến bỏ sả vào đun 5 phút sau đó tắc bếp

Bước 4: Ngâm nguyên liệu trong nồi khoảng 30 phút. Chờ cho nước nguội bớt, bạn vắt chanh vào. Lưu ý không văts chanh vào khi nước còn nóng, điều này sẽ làm mất vitamin C có trong chanh

Thành phẩm 

Nước uống sẽ có mùi thơm của gừng, sả kết hợp với vị chua của chanh. Đây là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong một ngày là ngon nhất

tang-suc-de-khang

Lưu ý khi pha chế 

– Lượng sả bỏ vào sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của bạn, vì có một số người không thích sả 

– Không nên vắt chanh vào nhiều quá vì có thể làm đồ uống của bạn bị đắng, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị 

Có thể bạn quan tâm >> 10+ Điều Kỳ Diệu Khi Uống Chanh Mật Ong Vào Buổi Sáng

                                       Uống Chanh Mật Ong Có Tác Dụng Gì? Và 1001 Câu Trả Lời Thú Vị

2. Tắc chưng mật ong

Nguyên liệu 

– ½ kg tắc tươi

– 100g đường phèn



– 80ml mật ong Hetyma 

– Gừng

Thực hiện 

– Bước 1: Làm sạch tắc và ngâm với nước muối khoảng 1 tiếng để loại bỏ thuốc trừ sâu và vi khuẩn bám bên ngoài

– Bước 2: Cắt đôi quả tắc, bỏ hạt. Sau đó cho mật ong, đường phèn, gừng thái lát vào cùng với tắc 

– Bước 3: Cho phần nguyên liệu đã được chuẩn bị lên nồi chưng 1 tiếng. Vậy là bạn đã hoàn thành xong tô tắc chưng mật ong

Thành phẩm 

Tắc chưng mật ong là sự kết hợp vị ngọt của mật ong, vị chua nhẹ của tắc, vị nồng của gừng. Thức uống này không chỉ hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thức uống này còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu và trẻ nhỏ rất tốt hạn chế cảm, ho khan

Bạn có thể đựng trong trong hũ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh để có thể dùng lâu hơn 

tang-suc-de-khang

Lưu ý khi thực hiện

– Bạn có thể thay thế đường phèn bằng đường thốt nốt, nhưng khi dùng đường thốt nốt màu sắc của tắc chưng sẽ không đẹp như khi sử dụng đường phèn

– Cần bỏ hết hạt tắc để tránh tình trạng thức uống bị đắng, khó dùng

3. Siro tắc kết hợp cùng mật ong, sả, gừng, húng chanh 

Nguyên liệu 

– 30 quả tắc

– 5 cây sả

– 1 củ gừng

– Húng chanh (còn được gọi là rau thơm lùn, ra tần)

– Mật ong Hetyma 

– Đường phèn

Thực hiện 

– Bước 1: Làm sạch nguyên liệu: tắc, sả, gừng, húng chanh. Sau đó ngâm các nguyên liệu trong nước muối để sạch khuẩn

– Bước 2: Sơ chế: Đập dập sả, thái mỏng tắc, gừng, cắt nhỏ húng chanh

– Bước 3: Đem tất cả nguyên liệu vừa sơ chế bỏ vào hủ thủy tinh, cho mật ong và đường phèn vào chung. Chờ khoảng 3 ngày là bạn đã hoàn thành xong thức uống này. Khi uống bạn chắc lấy nước cốt pha thêm nước ấm có thể cho thêm đá để thưởng thức ngon hơn

Thành phẩm 

Siro là sự kết hợp vị ngọt của đường phèn, mật ong cùng vị chua của tắc, vị nồng của húng chanh. Thức uống mang đến nhiều tác dụng bất ngờ trong việc tăng sức đề kháng khi bị cảm

–  Bảo quản lạnh siro trong chai lọ thủy tinh để phòng hờ trong nhà có người bị cảm cúm 

tang-suc-de-khang

Lưu ý khi thực hiện

– Bạn có thể gia giảm lượng nguyên liệu tùy vào khẩu vị

– Nếu là để trị cảm cúm, bạn nên kết hợp chung với nước nóng để công dụng được phát huy tốt nhất 

Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng 

Vitamin C được xem là chất chống oxy hóa cực kỳ tốt. Chất chống oxy hóa này sẽ giúp cơ thể bảo vệ các phân tử sinh học quan trọng như carbohydrate, lipit, protein, vật liệu di truyền) không bị các chất oxy hóa phá vỡ. Trong quá trình chuyển hóa tế bào trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá,… sẽ hình thành chất oxy hóa.

Điều quan trọng trong tăng sức đề kháng mùa dịch là tạo ra phản ứng miễn dịch của con người. Theo nghiên cứu cho thấy, một vài tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể như thực bào, T beta alpha sẽ tích lũy vitamin C, và dựa theo vitamin C để thực hiện chức năng của chúng. Nếu cơ thể thiếu vitamin C đồng với với việc sức đề kháng chúng ta rất ít để chống lại các căn bệnh 

Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho người lớn và trẻ em 

1. Trái cây có múi 

Mọi người thường dùng vitamin C để bổ sung dưỡng chất sau bị cảm cúm. Đó là vì vitamin C giúp cơ thể xây dựng hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng. Vitamin C còn giúp cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu có trong máu. Đây là xem là chìa khóa quan trọng giúp chống lại nhiễm trùng. Những loại trái cây có múi chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, quýt,… Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại trái cây này ở các chợ, siêu thị ở Việt Nam

tang-suc-de-khang

2 Ớt chuông đỏ 

Nhiều người nghĩ rằng cam quýt chứa vitamin C nhiều nhất so với các loại thực phẩm khác thì đó là điều rất sai lầm. Vì trong ớt chuông đỏ có lượng vitamin C gấp đôi so với trái cây họ cam quýt. Trong ớt chuông đỏ có nguồn beta carotene phong phú. Ngoài việc tăng sức đề kháng cho cơ thể, beta carotene còn giúp đôi mắt mà làn da khỏe mạnh hơn

3. Bông cải xanh 

tang-suc-de-khang

Bông cải xanh là một trong các loại rau củ tăng sức đề kháng. Trong bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin C. Ngoài vitamin C, bông cải xanh còn chứa rất nhiều vitamin A, E chất xơ, chất chống oxy hóa. Khi chế biến bông cải xanh hãy lưu ý không nên nấu chín kỹ vì như vậy sẽ làm mất chất trong bông cải

4. Tỏi 

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Tỏi không chỉ tạo hương vị thơm ngon, mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng cho bạn. Từ lâu giá trị của tỏi được toàn thế giới công nhận là có công dụng kháng viêm , chống nhiễm trùng

Các hợp chất có trong tỏi như allicin nồng độ cao có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Như các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, tỏi còn có công dụng giảm huyết áp, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch 

5. Gừng 

Từ lâu gừng đã được sử dụng để làm giảm, giảm buồn nôn. Sở dĩ gừng công dụng đó là do trong gừng có chứa hàm lượng gingerols, đây là chất ngăn chặn các enzym gây bệnh viêm nhiễm. Đặc tính này giúp gừng trở thành thực phẩm phù hợp nhất trong việc chữa bệnh viêm họng, viêm loét dạ dày, hen suyễn,…

6. Đu đủ 

Bạn sẽ không biết được rằng trong một quả đu đủ chứa đến 224% lượng vitamin C thiết yếu mỗi ngày cho cơ thể. Enzym papain có trong đu đủ có tác dụng chống viêm. Bên cạnh đó lượng kali, vitamin B, folate trong đu đủ rất dồi dào 

7. Kiwi

Tương tự như đu đủ, kiwi cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B, C, K, kali, folate. Vitamin C hỗ trợ tăng cường tế bào bạch cầu trong máu để chống nhiễm trùng. Đây là loại trái cây giúp tăng sức đề kháng cho trẻ em và người lớn rất tốt

8. Sữa chua

Nguồn vitamin D có trong sữa chua rất nhiều. Vitamin D giúp cơ thể điều chỉnh hệ miễn dịch và có khả năng phòng chống bệnh tật rất hiệu quả 

9. Nhụy hoa nghệ tây 

Theo như nghiên cứu của Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, nhụy hoa nghệ tây có thể giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Trong y học của Iran, người ta sử dụng hoa nghệ tây để điều chế ra nhiều bài thuốc, nhằm giảm thiểu bệnh tật. Tuy nhiên nhụy hoa nghệ tây đạt được công dụng tốt nhất, bạn nên chọn loại hoa nghệ tây đạt được chứng chỉ ISO 3632

tang-suc-de-khang

10. Thịt gia cầm 

Súp gà là món ăn thích hợp nhất khi bạn bị cảm lạnh. Súp gà có công dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Trong thịt gia cầm có chứa nhiều vitamin B6. Trong 100g thịt gà chứa đến 50% lượng vitamin B6 thiết yếu mỗi ngày

Vitamin B6 là nhân tố cần thiết trong cơ thể. Nó còn rất quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu mới. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn với thịt gà như: kho, nấu nước dùng làm canh, nấu súp. Tất cả các món này đều có thể lưu giữ hàm lượng chondroitin, gelatin rất tốt cho hệ miễn dịch đường ruột

11. Động vật có vỏ 

Khi nói đến món ăn tăng sức đề kháng cho người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai,… người ta sẽ nghĩ ngay đến đồng vật có vỏ. Các loại động vật có vỏ như: tôm, cua, sò, ốc,… chứa hàm lượng kẽm rất nhiều. Kẽm là thành phần dinh dưỡng giúp tế bào miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt hơn

tang-suc-de-khang

Một vài lưu ý khi sử dụng vitamin C 

Mỗi ngày nếu cơ thể nạp hơn 2000mg vitamin C sẽ làm cho dạ dày khó chịu. Các triệu chứng dễ thấy nhất là: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn

Vì vitamin C có thể tan trong nước, nên hàm lượng nước dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nếu bạn dùng vitamin C quá nhiều, sẽ có thể mắc bệnh sỏi thận

Trên đây là những chia sẻ của Hetyma về các loại đồ ăn, thức uống giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tốt nhất trong mùa dịch Covid này. Hetyma hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa những thực phẩm đó vào thực đơn hàng ngày để có được cơ thể khỏe mạnh nhất, chống chọi qua mùa dịch bệnh này.

Có thể bạn quan tâm >>

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Tại Sao Mật Ong Hoa Cà Phê Lại Rẻ?

Cách Bảo Quản Mật Ong Hoa Cà Phê Đơn Giản Hiệu Quả

Cách Làm Tắc Ngâm Mật Ong Tạm Biệt Những Cơn Ho Khó Chịu Cho Bé

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.